Kiến tạo mảng Núi_lửa

Bản đồ thể hiện các ranh giới mảng phân kỳ (OSR – sống núi tách giãn đại dương) và các núi lửa hiện nay.
Bài chi tiết: Kiến tạo mảng

Ranh giới mảng phân kỳ

Bài chi tiết: Ranh giới phân kỳ

Tại các sống núi giữa đại dương, hai mảng kiến tạo tách giãn xa nhau. Vỏ đại dương mới đang được thành tạo từ đá nóng chảy nguội lạnh từ từ và đang hóa đá. Lớp vỏ mỏng ở các sống núi giữa đại dương do lực kéo của các mảng kiến tạo. Sự giải phóng áp lực do sự mỏng dần của lớp vở gây ra sự giãn nở đoạn nhiệt, và sự tan chảy từng phần của manti gây ra hiện tượng núi lửa và tạo thành vỏ đại dương mới. Hầu hết ranh giới tách giãn nằm ở đáy của các đại dương, do đó hầu hết hoạt động núi lửa là dưới đáy biển và hình thành đáy biển mới. Black smoker là các mạch dưới biển sâu là ví dụ về kiểu hoạt động này dưới biển. Nới sống núi giữa đại dương ở trên mực nước biển, thì các đảo núi lửa được hình thành, ví dụ như Iceland.

Ranh giới mảng hội tụ

Bài chi tiết: Ranh giới hội tụ

Các đới hút chìm là những nơi mà hai mảng, thường là mảng lục địa và mảng đại dương, va nhau. Trong trường hợp này, mảng đại dương bị hút xuống bên dưới mảng lục địa. Trong quá trình tan chảy dòng? (flux melting), nước được giải phóng từ mảng nằm dưới, nhiệt độ tan chảy của nêm nằm trên manti, tạo thành magma. Mácma này có khuynh hướng rất nhớt do thành phần của nó có chứa nhiều silica, vì vậy chúng thường không lên đến bề mặt và nguội lạnh dưới sâu. Khi nó lên đến bề mặt, thì hình thành núi lửa. Các ví dụ điển hình cho kiểu này là núi Etna và các núi lửa thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương.

Điểm nóng

Các "điểm nóng" là tên gọi chung để chỉ các núi lửa hình thành từ mantle plume (cột khói mantic). Đặc điểm để nhận dạng chúng là các cột vật liệu nóng dâng lên từ ranh giới giữa manti-lõi. Chúng được cho là nóng do sự tan chảy với thể tích lớn, và được trộn lẫn trong không gian của chúng. Do các mảng kiến tạo di chuyển trên các cột magma này, mỗi núi lửa sẽ hình thành bên trên theo một chuỗi nhất định sau đó núi lửa di chuyển đến nơi khác và núi lửa mới lại hình thành ngay vị trí đó. Quần đảo Hawaii được cho là hình thành theo kiểu này, cũng như đồng bằng sông Snake, với Yellowstone Caldera là một phần của bảng Bắc Mỹ hiện nằm trên điểm nóng. Tuy nhiên, thuyết này hiện đang bị chỉ trích.[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Núi_lửa http://www.wiley.com/WileyCDA/WileyTitle/productCd... http://hvo.wr.usgs.gov/maunaloa/ http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/10/3B9C... http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/11/3B9C... http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2004/10/3B9D... http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/01/3B9E... http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/07/3B9F... http://www.vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2001/08/3B9B3... http://www.vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2006/05/... http://www.vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2006/05/...